Mùi ở vùng kín có thể khiến bạn cảm thấy tự ti và lo lắng về sức khỏe của mình. Sự thật là vùng kín phụ nữ đều có mùi tự nhiên và chuyện này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp mùi âm đạo đến từ các tác nhân bên ngoài. Cùng Hyalosan tìm hiểu về nguyên nhân tạo nên mùi đặc trưng này và cách giữ vệ sinh vùng kín nhé.
Âm đạo là một hệ sinh thái cân bằng, nơi mà chất dịch và các lợi khuẩn hoạt động để giữ độ PH luôn ở mức khỏe mạnh nhất đối với vùng kín (3.8- 4.5 độ pH). Sự kết hợp giữa chất dịch vùng kín và vi khuẩn sẽ tạo nên mùi riêng biệt của mỗi người. Hầu hết, đây là điều hết sức bình thường, nhưng nếu vùng kín có mùi khó chịu thực sự, thì đó có thể là báo hiệu vấn đề sức khỏe.
Vậy thì làm thế nào để phân biệt được mùi ở vùng kín của bạn là tự nhiên hay là dấu hiệu bệnh lý? Theo các chuyên gia, mùi tự nhiên sẽ chỉ nghe được trong bán kính khoảng 30.5 cm. Nếu mùi này tệ hơn, bạn cần phải ghé thăm bác sĩ rồi đấy.
Âm đạo bình thường cũng chứa vi khuẩn, nhưng chúng là các nhóm lợi khuẩn. Tuy nhiên, nếu môi trường bên trong âm đạo bị mất cân bằng, vi khuẩn không tốt sẽ phát triển vượt trội hơn và gây nhiễm khuẩn âm đạo. Nguyên nhân có thể là do bạn thụt rửa sâu bên trong âm đạo hoặc bị kích ứng bởi các chất khử mùi âm đạo. Nhiễm khuẩn âm đạo thường gây ra bởi sự phát triển quá mức của vi khuẩn Gardnerella vaginalis.
Các triệu chứng của nhiễm khuẩn âm đạo là vùng kín có dịch màu xám mỏng và mùi tanh mạnh. Mùi này sẽ nặng hơn khi tiếp xúc với tinh dịch. Nhiễm khuẩn âm đạo gây khó chịu và có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khác, nhưng có thể điều trị dễ dàng bằng kháng sinh.
Tỏi, hành, măng tây và cà ri…là một vài ví dụ trong số các loại thực phẩm ảnh hưởng đến mùi cơ thể.
Một số loại thuốc như kháng sinh có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng vi khuẩn vùng kín, dẫn đến những thay đổi về mùi. Thuốc kháng histamine có thể dẫn đến khô âm đạo và giảm dịch tiết âm đạo. Ngoài ra, liệu pháp thảo dược và tinh dầu phổ biến gần đây có thể dẫn đến những thay đổi về mùi “vùng kín”
Giống như vùng da dưới cánh tay, vùng da quanh vùng kín cũng dễ bị đổ mồ hôi quá mức. Khi đó, mồ hôi khi kết hợp với nước tiểu có thể biến thành một mùi vô cùng khó chịu. Để giảm thiểu mùi hôi, bạn nên thay quần áo sau khi tập thể dục và mặc quần áo thoáng mát khi trời nóng nhé.
2.5. Vệ sinh không đúng cách
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra mùi hôi. Chị em rửa vùng kín quá kỹ, thụt rửa âm đạo; dùng xà phòng, chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh, khiến môi trường âm đạo bị xáo trộn và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, gây viêm nhiễm âm đạo và mùi hôi.
Nội tiết tố sẽ có sự thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín. Tuy nhiên, các liệu pháp nội tiết tố, thuốc ngừa thai và kem bôi âm đạo có thể có ảnh hưởng đến sự cân bằng pH âm đạo và mùi vùng kín của bạn. Thời kỳ mãn kinh cũng dẫn đến những thay đổi lớn như mức độ estrogen giảm có thể làm tăng tỉ lệ nhiễm trùng nấm men và nhiễm khuẩn âm đạo.
3.1. Vệ sinh đúng cách:
Vệ sinh vùng kín mỗi ngày 1 lần bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính chất dịu nhẹ giúp làm sạch nhẹ nhàng, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại, loại bỏ mùi hôi và phòng các bệnh phụ khoa.
Khi vệ sinh, phải rửa theo hướng từ trước ra sau, rửa âm đạo trước sau đó mới đến hậu môn. Bạn không nên thụt rửa sâu bên trong âm đạo sẽ khiến môi trường âm đạo bị xáo trộn, dễ tăng nguy cơ viêm nhiễm, làm vùng kín có mùi hôi.
Trong thời gian có kinh nguyệt, nên thay băng vệ sinh sau 4 giờ/1 lần và vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Trước và sau khi quan hệ, chị em nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ để vệ sinh “cô bé” sạch sẽ, giúp bạn khử mùi hôi vùng kín và và phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh.
3.2. Mặc quần lót rộng, thoải mái:
Chọn quần lót kích cỡ phù hợp, chất liệu cotton mềm mại, thấm mồ hôi tốt giúp vùng nhạy cảm luôn khô ráo, thoáng khí. Thêm vào đó, cần thay quần lót thường xuyên, giặt sạch sẽ và phơi ở nơi có ánh nắng, không nên mặc quần lót ẩm ướt. Đây là việc làm cần thiết giúp chị em khử mùi hôi vùng kín và luôn tự tin.
3.3. Khám phụ khoa định kỳ:
Chị em nên khám phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh phụ khoa tiềm ẩn và điều trị kịp thời. Nếu chị em đã mắc bệnh phụ khoa, nên đi khám và điều trị ngay, không nên tự ý chữa trị tại nhà hoặc để lâu sẽ khiến bệnh nặng hơn, khó chữa, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
3.4. Ăn uống, sinh hoạt khoa học:
Chế độ ăn với nhiều rau xanh, trái cây, sữa chua cũng là bí kíp giúp bạn khử mùi hôi vùng kín, phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Bên cạnh đó, hãy quan hệ tình dục an toàn, giữ cho tinh thần vui vẻ, tránh stress cũng là điều quan trọng đảm bảo sức khỏe sinh sản của bạn.
3.5. Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ hàng ngày:
Để giữ gìn vệ sinh, ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa, mùi hôi khó chịu, hãy chăm sóc vùng kín hàng ngày với dung dịch vệ sinh phụ nữ. Tuy nhiên, chị en cần chọn sản phẩm phù hợp với làn da, cơ địa của mình. Không nên chọn ngay loại dung dịch vệ sinh phụ nữ mà người thân hoặc bạn bè tư vấn. Mà nên xem xét kỹ thành phần của nước rửa phụ khoa, thông số về độ pH… để chọn được sản phẩm phù hợp, an toàn khi sử dụng.
Chị em nên chọn những sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ có chứa các thành phần tự nhiên, an toàn cho da, không gây khô rát, đồng thời giúp trẻ hóa và dưỡng da vùng kín, thích hợp cho phụ nữ độ tuổi sinh sản.
4. Sử dụng bộ sản phẩm chăm sóc toàn diện vùng kín Hyalosan để “cô em” khỏe mạnh, hết mùi
Hôi vùng kín thường bắt đầu đơn giản, có thể đẩy lùi ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Tuy nhiên, vì chủ quan và tâm lý e ngại nên hầu hết phụ nữ chỉ đến các cơ sở y tế khám chữa khi mùi hôi nặng, hoặc chuyển thành mãn tính. Đây chính là căn nguyên dẫn đến những câu chuyện đau lòng như: Cô gái tuổi đôi mươi mắc bệnh vô sinh, người mẹ trẻ mắc ung thư…
Khi đã chữa trị dứt điểm, nhiều chị em phụ nữ “ỷ lại” việc “cô bé” đã khoẻ mạnh mà quên mất rằng, hôi vùng kín hoàn toàn có khả năng tái phát.
HYALOSAN WASH GEL – KHÔNG CHỈ VỆ SINH, LÀM SẠCH, MÀ CÒN CHĂM SÓC, BẢO VỆ VÙNG KÍN
Với thành phần là các chất tẩy rửa, vệ sinh, tạo hương thơm có độ an toàn cao, Hyalosan làm
sạch, tẩy tế bào chết, ức chế các nấm, khuẩn gây viêm, tạo mùi thơm dịu nhẹ cho vùng kín.
Acid lactic là acid ưa thích của dòng lợi khuẩn lactobacillus. Khi đưa Hyalosan vaginal gel vào vùng kín, acid lactic kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn lactobacillus, tăng cường lớp phòng vệ tự nhiên của lợi khuẩn trong vùng kín, chống lại các vi sinh vật gây viêm.
pH 4.5 là độ acid lý tưởng ở vùng kín để ức chế sự phát triển của sinh vật gây viêm, thường chỉ có ở vùng kín khi phụ nữ đang ở thời kỳ trẻ, như dậy thì, trước khi lập gia đình, sinh con. Sử dụng Hyalosan wash gel hàng ngày chăm sóc vùng kín, sẽ khiến môi trường vùng kín ngày một trẻ hóa, có tác dụng mạnh trong việc ức chế sự xâm nhập và phát triển của các vi sinh vật gây viêm.
VÌ SAO NÊN CHỌN HYALOSAN WASH GEL
DÙNG KẾT HỢP HYALOSAN vệ sinh hàng ngày và HYALOSAN VAGINAL GEL
Phòng ngừa/Hỗ trợ điều trị viêm phụ khoa hiệu quả, an toàn, ngăn tái phát
NẾU ĐANG BỊ VIÊM, việc lựa chọn sử dụng Hyalosan wash gel hay Hyalosan wash foam thay thế các dung dịch vệ sinh hiện tại là một điều được chúng tôi rất khuyến khích.
NẾU ĐANG MANG THAI: Nếu bạn đang mang thai và muốn hạn chế không xảy ra việc viêm phụ khoa, hoặc muốn hỗ trợ điều trị bằng sản phẩm không kháng sinh, Hyalosan vaginal gel là lựa chọn tuyệt vời. Sản phẩm này không phải là kháng sinh, kháng viêm, tuyệt đối an toàn, dùng được cho cả phụ nữ có thai.
Bộ sản phẩm Hyalosan gồm 5 sản phẩm chăm sóc toàn diện vùng kín, chia thành 2 nhóm chính:
+ Sản phẩm dùng vệ sinh hàng ngày (Hyalosan wash gel (Hyalosan gel vệ sinh hàng ngày), Hyalosan wash foam (Hyalosan dạng bọt vệ sinh hàng ngày, cực tuyệt cho vùng kín trong thai kỳ, sau sinh)).
+ Sản phẩm chuyên dùng để dưỡng ẩm, ngừa viêm, trẻ hoá vùng kín (Hyalosan vaginal supositories (viên dưỡng ẩm vùng kín), Hyalosan vaginal gel (gel Hyalosan cho vùng kín), Hyalosan lubricant gel (Gel bôi trơn Hyalosan)).
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các chị em có thêm thông tin hữu ích về hôi vùng kín sau sinh và cách điều trị an toàn, hiệu quả.