0948387327

U nang buồng trứng: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh

U nang buồng trứng là một bệnh của phụ nữ thường bị trong độ tuổi sinh đẻ. Chúng chiếm tới 80-90% các bệnh về buồng trứng. Bệnh phát triển dần dần trong âm thầm và rất khó nhận biết ngay từ đầu. Tuy nhiên thời gian chuyển sang giai đoạn u ác tính rất nhanh. Vì vậy, u nang này chính là một bệnh nguy hiểm đối với phụ nữ.

  1. Bệnh u nang buồng trứng và thông tin cần biết

Để dễ dàng nhận biết các dấu hiệu bệnh, chủ động phòng tránh và chữa bệnh ngay từ sớm, tất cả các chị em phụ nữ nên tìm hiểu về thông tin này.

1.1 U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là loại u có chứa dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu. Chúng phát triển bất thường trên hoặc ngay bên trong buồng trứng. Sự hình thành của khối u này có thể là do các mô mới khác thường hoặc là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng.

Những dấu hiệu của bệnh u nang buồng trứng bạn cần biết. Click ngay

Bệnh lý u nang buồng trứng có thể phát triển từ chính các mô của buồng trứng. Bệnh chiếm khoảng 3.6% các bệnh phụ khoa.

1.2 Nguyên nhân nào dẫn đến u nang ở buồng trứng?

Hiện nay, các báo cáo nghiên cứu đã tìm ra rằng: nguyên nhân dẫn đến u nang buồng trứng là do các vấn đề liên quan đến hormon nữ. Một khía cạnh khác có thể do một số bệnh lý như: lạc nội mạc tử cung hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Một vài nguyên nhân thường gặp được điểm tên như sau:

  • Uống các loại thuốc tránh thai khẩn cấp nhiều lần trong thời gian ngắn.
  • Chế độ ăn uống không điều độ, nạp quá nhiều các thực phẩm có chứa hormon như thịt, trứng và sữa…; Ăn ít thực phẩm từ thiên nhiên như rau củ quả tươi xanh;
  • Thường xuyên stress hoặc cân nặng tăng đột ngột, béo phì;
  • Gan đã bị nhiễm độc hoặc có thời gian dài làm việc quá sức.

1.3 Dấu hiệu, triệu chứng bệnh u nang

Bênh u nang buồng trứng được chia thành nhiều loại khác nhau. Trong đó có 90% là khối u lành tính (ít gây ung thư) và 10% phát triển thành ác tính. Đối tượng phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh dễ bị u buồng trứng và có nguy cơ cao phát triển thành ung thư. Tuy nhiên, không ngoại trừ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Khối u xuất hiện ở buồng trứng này tiến triển âm thầm với triệu chứng không rõ ràng. Một số trường hợp còn không xuất hiện triệu chứng bất thường. Chúng cũng có thể vô hại và tự biến mất. Những triệu chứng rất hay thường gặp như sau:

Đau quanh vùng chậu, vùng thắt lưng hoặc đùi

Một số chị em phụ nữ có thể gặp các cơn đau quanh vùng chậu, dọc thắt lưng hoặc vùng đùi. Các triệu chứng này thường khiến phụ nữ chủ quan với bệnh u nang nhưng chúng lại là triệu chứng phổ biến nhất. Nguyên do là các khối u phát triển, gây chèn ép lên các cơ quan hoặc các dây thần kinh chạy dọc sau vùng xương chậu.

Tổng quan về u nang buồng trứng trái - Nhà thuốc Long Châu

Đau tức vùng bụng dưới, đầy hơi và nôn

Khi các khối u có kích thước lớn, chúng có thể gây khó chịu tức thời cho người bệnh. Thậm chí người bệnh còn có cảm giác chướng bụng, bụng to. Nếu sờ quanh vùng bụng dưới còn có thể thấy khối u. Đặc biệt cảnh giác với triệu chứng đầy hơi liên tục hằng ngày hoặc nôn và buồn nôn. Đây không phải là dấu hiệu bình thường mà có thể là các tế bào ác tính ở buồng trứng. Nguyên do các khối u ác tính thường không vỡ, chúng sẽ biến chứng thành ung thư gây hoạt tử và nhiễm trùng. Chính vì dấu hiệu đầy hơi, buồn nôn gần giống với triệu chứng của các bệnh về tiêu hóa nên các chị em thường chủ quan, coi thường bệnh.

Buồn đi tiểu liên tục

Triệu chứng buồn đi tiểu liên tục là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau. Cụ thể như những vấn đề bàng quang, đường tiết niệu, các triệu chứng của đường huyết cao. Tuy nhiên, với u nang buồng trứng thì đây chính là dấu hiệu nhận biết điển hình. Hiện tượng rối loạn tiểu tiện này là do sự chèn ép lên bàng quang của khối u. Chúng khiến bạn liên tục có nhu cầu đi tiểu. Khi tiểu sẽ kèm cảm giác đau buốt và bứt rứt.

Đau rát khó khăn trong khi quan hệ tình dục

Theo dõi cơ thể nếu lúc quan hệ tình dục luôn cảm thấy đau ở một bên so với bên kia, thì rất có thể u nang buồng trứng đã “ghé thăm”. Một số trường hợp với u nang phát triển với kích thước lớn hơn, chúng có thể nằm chắn ở cổ tử cung gây cản trở. Luc này, các chị em sẽ xuất hiện cảm giác đau đớn trong quan hệ.

Dấu hiệu của một chu kỳ kinh nguyệt rối loạn bất thường

Có nhiều kiểu bất thường trong chu kì kinh mà chị em cần chú ý. Chu kỳ kinh nguyệt không đều hay còn gọi là chứng rối loạn kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh phụ khoa, trong đó có liên quan đến buồng trứng. Sự bất thường được so sánh với các tháng trước của bạn. Có thể là trễ kinh, rong kinh, máu kinh có màu thâm đen,… 

Đột nhiên tăng cân bất thường và không rõ nguyên nhân

Vấn đề tăng cân mặc dù không phải là triệu chứng điển hình của bệnh, nhưng nếu bạn tăng cân bất thường kèm với các triệu chứng kể trên thì rất có thể bạn nên nghi ngờ về bệnh u nang. Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và phát hiện bệnh sớm.

1.4 Có mấy loại u nang buồn trứng?

Dựa vào thành phần cấu tạo và tính chất của từng khối u mà bệnh được chia thành 2 loại: u nang cơ năng và u nang thực thể.

U nang dạng cơ năng

Khối u này được sinh ra do sự rối loạn hoạt động nội tiết của buồng trứng. Xét về mặt giải phẫu bệnh tổ chức của buồng trứng sẽ không thay đổi. Đối với u nang cơ năng được chia thành 3 loại như sau:

  • U nang bọc noãn: Đây là các nang noãn đã đủ trưởng thành nhưng chúng không vỡ. Nang không rụng trứng và cứ tiếp tục lớn lên, kích thước có thể to đến 8cm khiến nữ giới bị chậm chu kỳ kinh nguyệt.
  • Nang hoàng thể: Loại nang này được hình ảnh do hoàng thể. Chúng vẫn phát triển bình thường sau khi phóng noãn. Dần dần tạo ra các nang có vỏ mỏng chứa đầy dịch bên trong. Chị em sẽ bị đau đớn và chảy máu ở vùng chậu.
  • Nang hoàng tuyến: Nang này thường gặp ở bệnh nhân có thai trứng hoặc ung thư nguyên bào nuôi..

Chị em gặp 1 trong 4 tình trạng này, rất có thể là dấu hiệu của u nang buồng trứng

Đối với khối u này sẽ có biến đổi về tổ chức học buồng trứng. Chính vì vậy chúng có nguy cơ ung thư hóa rất cao. Các dạng u thực thể như sau:

  • U nang nước: Dạng u này hay gặp nhất. Chúng gồm một túi chứa dịch bên trong, có vỏ mỏng và thường lành tính. Tuy nhiên, khi trên bề mặt có sự tăng sinh nhiều mạch máu hay có các nhú lên trên bề mặt hoặc bên trong lòng u đều là những dấu hiệu nghi ngờ ung thư hóa.
  • U nang nhầy: Đây là loại u chiếm tới 20% các khối u buồng trứng. Chúng có rất nhiều thùy, vì vậy nên có kích thước lớn hơn các loại u khác. Bên trong nang chứa dịch nhầy có màu vàng, đặc. Thông thường sẽ dính với các tạng xung quanh.
  • U nang bì: Loại phổ biến nhất là u quái (teratoma), có tới 25% u nang buồng trứng. Hầu như các loại u này đều là u lành tính. Phần thành khối u nang có cấu tạo như một lớp sừng. Bên trong chúng có chứa tóc, xương, răng và tuyến bã… nên rất dễ bị xoắn.
  • Nang lạc nội mạc của buồng trứng: Các tổ chức nội mạc tử cung phát triển ở ngay trên bề mặt của buồng trứng. Phần này gây phá hủy các mô lành buồng trứng. Nang thường có vỏ mỏng, dính vào các tổ chức xung quanh. Bên trong chứa màu đậm như chocolate. Khối u thường gây đau bụng khi hành kinh và dính nhiều tạo ra hiện tượng tắc vòi trứng và gây vô sinh.
  1. Những nguy hiểm từ bệnh u nang buồng trứng

Đối với u nang buồng trứng thường được chia làm 2 loại. Đó là bệnh u nang cơ năng và u nang buồng trứng thực thể.

U nang buồng trứng dạng cơ năng thường là dạng u lành tính. Chúng có thể sẽ tự biến mất và không gây ra nguy hiểm. Nhưng đối với u nang buồng trứng thực thể, thường có thời gian tiến triển chậm hơn và diễn ra âm thầm qua nhiều năm. Khi triệu chứng đã có rõ rệt tức là lúc này u đã to và chèn ép vào các tạng xung quanh. Có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

2.1 Xoắn u nang

Tình trạng này có thể xảy ra với không riêng loại u nào. Với những khối u nhỏ, có cuống dài, không dính thường là những u dễ bị xoắn. Nguyên do là việc tuần hoàn máu đến buồng trứng bị ngưng trệ khiến cho u xoắn của bệnh nhân trở nên đau bụng dữ dội và liên tục. Triệu chứng đi kèm có thể buồn nôn, nôn, đôi khi thấy choáng vì cơn đau.

Các khối u phình to và khiến bụng đầy chướng, ấn vào thấy đau hạ vị và 2 bên hố chậu. Xảy ra phản ứng với thành bụng. Khi thăm âm đạo thấy phần khối u căng ra, ít di động, ấn vào đau nhói.

2.2 Vỡ nang ở buồng trứng

Đã có rất nhiều trường hợp chủ quan dẫn đến hậu quả này. Biến chứng xảy ra khi gặp áp lực dịch trong khối u quá lớn và gây ra vỡ u nang. Lúc này, bệnh nhân đột ngột bị đau bụng liên tục, vùng hạ vị và 2 hố chậu ấn đau, có phản ứng.

Biểu hiện u nang buồng trứng nguyên nhân và cách phòng ngừa

Các trường hợp vỡ nang gây ra chảy máu trong, bệnh nhân có thể choáng vì mất máu. Khi thăm khám âm đạo thấy khối u bị khó xác định, tử cung đau hơn khi di động. Thời điểm vỡ nang, bệnh nhân có thể có hội chứng nhiễm khuẩn, bụng đầy chướng, xảy ra phản ứng phúc mạc. Đối với tình trạng này nếu như không được điều trị kịp thời thì có thể đe dọa đến cả tính mạng của người bệnh.

2.3 Chèn ép các tạng xung quanh

Đây là một biến chứng xảy ra muộn, khi khối u đã phát triển lâu và có kích thước lớn. Khối u chèn ép bàng quang và gây đái rắt, chèn ép trực tràng gây táo bón. Thậm chí có trường hợp bị chèn ép niệu quản gây ứ nước và bể thận. Nặng hơn có những khối u buồng trứng kích thước lớn, chèn ép tĩnh mạch chủ dưới và gây ra tuần hoàn bàng hệ, phù nề 2 chi dưới, cổ trướng. Hậu quả ung thư hóa có thể xuất hiện ở các nang nước.

2.4 Biến chứng đối với phụ nữ đang mang thai

Các kết quả xét nghiệm chỉ ra rằng, phụ nữ đang mang thai vẫn có thể có các u nang buồng trứng. Đa phần chúng là những u lành tính. Tuy vậy, vẫn có thể có nguy cơ phát triển và gây xoắn, vỡ. Các vấn đề khác có thể xảy ra như u trở thành u tiền đạo gây khó khăn trong khi đẻ, do đó phải mổ lấy thai.

Trong thời gian mang thai, khối u của phụ nữ vẫn có thể hóa thành ung thư buồng trứng. Tình trạng này không nhiều nhưng đây là một vấn về phức tạp và tiên lượng xấu đối với cả mẹ và thai nhi.

U nang buồng trứng khi mang thai là gì? Có gây nguy hiểm không?

Một số bác sĩ uy tín đã cho biết, thai phụ mang thai từ tuần thứ 13 trở lên sẽ có u nang hoàng thể. Khối u nang này có thể tự giảm kích thước, không phát triển thì sẽ không cần mổ. Nguyên do là lúc này nhau thai đã tiết ra lượng hormone để nuôi dưỡng thai nhi nên u sẽ bị thoái triển. Trường hợp u nang vẫn tăng kích thước, người mẹ sẽ cần phẫu thuật khi thai ở tháng thứ 3 giữa thai kỳ.

  1. Khi nào cần phải điều trị bệnh nang buồng trứng?

Đối với đa phần các khối u nang buồng trứng đều là lành tính. Về kích thước thường nhỏ và không ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Trường hợp này chỉ cần theo dõi định kỳ và không phải can thiệp điều trị. Đối với các khối u có tính nguy hiểm mới cần được chỉ định điều trị như sau: 

  • U nang có kích thước to: Khi khối u có kích thước lớn có thể gây chèn ép một số cơ quan nội tạng trong cơ thể. Chúng vô tình gây ra đau tức bụng và tiểu khó. Tình trạng táo bón kéo dài và thận giãn bể, chảy máu trong. Có thể có rong kinh và một số biến chứng cần cần loại bỏ sớm.
  • U nang xoắn hoặc vỡ: Đây đều là 2 tình trạng khẩn cấp. Cần tiến hành loại bỏ ngay để tránh việc nguy hiểm đến tính mạng.
  • Khối u nang có các tế bào ung thư: Cần loại bỏ ngay khối u nang khi phát hiện có các mầm mống của tế bào ung thư.
  • U nang thực thể: Khối u nang thực thể (dạng nước, dạng nhầy hoặc dạng bì) sẽ không thể tự biến mất. Vì vậy nên cần có sự can thiệp để loại bỏ.
  • Lạc nội mạc tử cung hình thành u nang: Khối u nang này có thể phá hủy các mô lành của buồng trứng. Chúng có thể dính vào các cơ quan xung quanh. Đối với tình trạng dính nhiều có thể làm tắc vòi trứng và gây vô sinh. Chính vì vậy, bạn cần phải được thăm khám để xác định u. Các bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn và có hướng điều trị cụ thể.
  1. Phương pháp điều trị bệnh u nang buồng trứng nữ

Việc điều trị u nang buồng trứng phụ thuộc vào tình trạng của các loại u nang cũng như sự tiến triển của chúng. Hầu như các nang bưồng trứng (trên 90%) đều là lành tính. Vì vậy nên chúng sẽ không cần điều trị đặc biệt. Ví dụ điển hình như các nang cơ năng có thể biến mất ngay sau từ 8 đến 12 tuần.

Trong quá trình đó, các bác sĩ sẽ theo dõi khoảng 2 đến 3 vòng kinh bằng máy siêu âm. Sau mỗi kỳ hành kinh sẽ tiến hành kiểm tra xem nang có sự thay đổi về tính chất hoặc kích thước hay không. Nếu nang dần nhỏ đi thì có thể không cần can thiệp y khoa. Nếu cần điều trị do tình trạng không thuyên giảm, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc có thể là can thiệp ngoại khoa.

4.1 Điều trị bệnh u nang buồng trứng bằng thuốc

Đối với u nang cơ năng tái phát thì các bác sĩ sẽ kê thuốc tránh thai dạng uống. Thuốc này dùng kiểm soát lượng hormone trong cơ thể. Giúp giảm nguy cơ tái
phát của u nang. Tuy vậy, việc uống thuốc sẽ không thể làm giảm kích thước của khối u.

Một cách khác, thuốc cũng được dùng trong thời gian chờ phẫu thuật đối với các nang đã được bác sĩ chỉ định phải mổ.

Bệnh u nang buồng trứng: Nguyên nhân và cách chữa trị

4.2 Điều trị bệnh bằng cách phẫu thuật

Đối với các u nang buồng trứng thực thể, cần nhanh chóng tiền hành phẫu thuật để loại bỏ khối u càng sớm càng tốt. Nhằm tránh dẫn đến biến chứng và quá trình ung thư hóa. Cụ thể như sau:

  • Nang nước: Thường gặp ở người lớn tuổi nên cần cắt bỏ cả 2 buồng trứng.
  • Nang bì: Cắt loại bỏ u. Cố gắng bảo tồn lại các nhu mô lành;
  • Nang nhầy: Loại nang này cũng cần phải tiến hành cắt bỏ sớm cả 2 buồng trứng để tránh nhầy tái phát;
  • Nang ở người đang mang thai: Khi có chỉ định giữ thai, nên mổ cắt u vào giai đoạn tháng thứ 4. Nếu u nang buồng trứng đã phát triển xâm lấn dây chằng rộng thì cần phải được tiến hành phẫu thuật bóc tách khối u. Tránh gây tổn thương lên vùng niệu quản, hệ động mạch chậu và cả bàng quang.

4.3 Một số lưu ý sau khi điều trị u nang buồng trứng

Đối với cả 2 phương pháp chữa trị trên, bạn vẫn nên thực hiện những lưu ý dưới đây:

  • Đi tái khám định kỳ đều đặn, đúng lịch đã được chỉ định từ bác sĩ. Cách này giúp theo dõi diễn tiến bệnh lý và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
  • Theo dõi các dấu hiệu trong chu kỳ kinh nguyệt. Hãy thông báo ngay cho bác sĩ có sự bất thường để bác sĩ có hướng xử trí kịp thời.
  • Không được theo ý kiến cá nhân để ngưng dùng thuốc. 
  • Không nên sử dụng các cách điều trị mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  1. Biện pháp phòng bệnh u nang buồng trứng

Bệnh u nang buồn trứng có những diễn biến rất phức tạp và để điều trị sẽ rất tốn kém chi phí. Chính vì vậy, chị em phụ nữ hãy chủ động phòng bệnh, áp dụng một số biện pháp dưới đây để giảm nguy cơ u nang buồng trứng:

  • Thường xuyên ăn uống các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Ăn nhiều loại rau xanh tươi và trái cây, ngũ cốc và một số loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C hoặc hidrocacbon.
  • Duy trì thói quen uống đầy đủ nước từ 1.5 – 2 lít mỗi ngày. 
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn có chứa mỡ động vật và các chất béo bão hòa, protein hoặc chất kích thích. 
  • Kiểm tra định kỳ các hoạt động của tuyến giáp.
  • Sắp xếp làm việc điều độ và kết hợp với quá trình nghỉ ngơi hợp lý.
  • Rèn luyện cơ thể bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh không chứa chất tẩy rửa, có độ pH đạt chuẩn từ 3.8-4.5.
  • Không nên hút thuốc.
  • Duy trì và điều chỉnh cân nặng phù hợp.

Dung dịch vệ sinh vừa làm sạch vừa dưỡng ẩm ngừa viêm

Thành phần của Hyalosan wash gel an toàn, phù hợp với vùng kín

Hyalosan wash gel0

Với những hoạt chất tẩy rửa được chiết xuất từ thiên nhiên, Hyalosan wash gel có hiệu quả cao với công dụng là vệ sinh, làm sạch vùng kín cho phụ nữ.

Bên cạnh đó, hai acid quan trọng nhất đối với vệ sinh và dưỡng ẩm vùng kín đều có trong sản phẩm Hyalosan wash gel, đó là Acid hyaluronic  và Acid lactic.

Với thành phần acid hyaluronic, là hoạt chất được mệnh danh là chất siêu giữ nước trong thiên nhiên. Nó có khả năng giữ lượng nước có trọng lượng gấp 1000 lần trong lượng của chính nó, tăng cường tác dụng dưỡng ẩm cho vùng kín của sản phẩm.

Thành phần acid lactic, cùng việc thiết kế độ pH lý tưởng mức 4.5, Hyalosan wash gel đã không đơn thuần là làm sạch, mà còn ngừa viêm cho vùng kín. Thông qua cơ chế cung cấp acid lactic, kích thích các dòng lợi khuẩn lactobacillus trong vùng kín phát triển. Đây là dòng lợi khuẩn “thiên địch”, “khắc tinh” của các loại vi khuẩn, nấm, trùng gây viêm phụ khoa.

Độ pH được thiết kế lý tưởng là 4.5, minh bạch trên bao bì

Bí Quyết 10 Cách Chăm Sóc Vùng Kín Luôn Sạch Sẽ, "Thơm Hồng" 2022

Độ pH âm đạo bình thường ở mức từ 3,8 đến 4,5, có độ axit vừa phải, môi trường này giúp tăng cường khả năng bảo vệ vùng kín. Nó tạo ra một hàng rào ngăn vi khuẩn và nấm men phát triển nhanh và gây nhiễm trùng. Độ pH âm đạo cao – trên 4,5 – tạo môi trường hoàn hảo cho hại khuẩn phát triển. Từ đó, người phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh viêm phụ khoa.

Nhiều sản phẩm trên thị trường hiện nay thường chỉ có tác dụng vệ sinh, làm sạch, hoặc thường ghi chung chung là có độ pH phù hợp với vùng kín, nhưng vẫn không nêu rõ độ pH của mình là bao nhiêu. Dung dịch vệ sinh Hyalosan wash gel là một trong số ít sản phẩm minh bạch độ pH trên bao bì sản phẩm là 4.5, được coi là độ pH lý tưởng cho vùng kín.

Với độ pH siêu chuẩn quốc tế cho vùng kín là pH 4.5, Hyalosan wash gel còn có tác dụng tạo môi trường acid lý tưởng để bảo vệ vùng kín, kích thích lợi khuẩn lactobacillus phát triển, ngăn xâm nhập và ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây viêm nhiễm phụ khoa.

Hyalosan Vaginal Gel – Giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả, ngăn không tái phát viêm nhiễm phụ khoa từ châu Âu

Hyalosan vaginal gel0

Sản phẩm Hyalosan Vaginal Gel của hãng dược phẩm Dr. Muller Pharma không chỉ được sản xuất tại châu Âu, mà còn là sản phẩm đạt chứng nhận EC (European Conformity) khẳng định đã đáp ứng mọi tiêu chuẩn khắt khe để lưu hành tự do trong toàn khối liên minh châu Âu.

Sản phẩm được đăng ký dạng medical device, như một sự đảm bảo tuyệt đối về chất lượng: Dạng medical device là dạng đăng ký đòi hỏi thời gian kiểm chứng rất lâu (tối thiểu 24 tháng). Các sản phẩm đăng ký dưới dạng này luôn đảm bảo hiệu quả rõ ràng và sự minh bạch về các yếu tố chống chỉ định, độ an toàn, cũng như các thông số sản phẩm.

Hyalosan Vaginal Gel (xuất xứ châu Âu) – Ngăn ngừa, điều trị dứt điểm viêm nhiễm phụ khoa không kháng sinh, tránh tái nhiễm được hàng nghìn phụ nữ trên toàn thế giới tin dùng và hài lòng bởi cơ chế ưu việt, vượt trội:

  • Acid lactic kích thích lợi khuẩn tại vùng kín phát triển, tăng cường sức mạnh cho lớp phòng vệ tự nhiên tại vùng kín. Acid lactic là acid ưa thích của dòng lợi khuẩn lactobacillus. Khi đưa Hyalosan vaginal gel vào vùng kín, acid lactic kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn lactobacillus, tăng cường lớp phòng vệ tự nhiên của lợi khuẩn trong vùng kín, chống lại các vi sinh vật gây viêm.

Chăm sóc vùng kín sau sinh đúng cách

  • Tạo môi trường acid với độ pH 4.5 cho vùng kín, ức chế các loại vi khuẩn, nấm, vi sinh vật gây viêm xấm lấn và phát triển. pH 4.5 là độ acid lý tưởng ở vùng kín để ức chế sự phát triển của sinh vật gây viêm, thường chỉ có ở vùng kín khi phụ nữ đang ở thời kỳ trẻ, như dậy thì, trước khi lập gia đình, sinh con.
  • Acid hyaluronic dưỡng ẩm, tái tạo lại các vùng da trên vùng kín bị tổn thương do viêm nhiễm. Acid hyaluronic là chất siêu giữ nước trong tự nhiên, có khả năng hút ẩm và giữ một lượng nước có trọng lượng gấp 1000 lần trọng lượng của chính nó. Khi làn da vùng kín được dưỡng ẩm, sẽ kích thích sản sinh các tế bào mới, dẩy nhanh quá trình tái tạo những vùng da của vùng kín, thậm chí khiến vùng kín sáng hồng hơn.
  • Các thành phần khác đều có vai trò bổ trợ cho tác dụng dưỡng ẩm, kháng viêm, ức chế vi sinh vật gây viêm. Đặc biệt, thành phần sodium benzoate khi sử dụng, sẽ chuyển hóa thành aicd benzoic, có khả năng chống lại nhiều loại nấm và các loại vi khuẩn hoạt động bề mặt.

U nang buồng trứng đa số thường gặp là các khối u lành tính, vì vậy nên các chị em không nên quá hoảng sợ khi phát hiện bệnh lý này. Điều quan trọng là hãy giữ một tinh thần thật tốt, khắc phục bệnh theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Hằng ngày, nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ và duy trì lối sống lành mạnh. Chỉ có như vậy bạn mới có một cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt để phòng chống bệnh tật.

    Gửi yêu cầu tư vấn